ẢNh đại diện

Thông tin du học Đài Loan

Giới thiệu về đất nước Đài Loan

Ngày: 27-06-2019 | Lượt xem: 1367

Du học Đài Loan đang ngày càng thu hút nhiều du học sinh quốc tế trong đó có sinh viên Việt Nam

1. Vị trí địa lý tự nhiên

Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km2, cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 km về phía Nam, cách Nhật Bản 1.070 km về phía Bắc. Phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây.

2. Khí hậu

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô.

3. Dân số, ngôn ngữ, tiền tệ

Dân số Đài Loan:

Có khoảng 25 triệu người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất.
Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.

Tín ngưỡng:

  • Đạo Phật là tôn giáo phổ thông đông nhất ở Đài Loan, có khoảng 4,9 triệu Phật tử.
  • Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người.
  • Đạo Thiên Chúa có khoảng 295.742 người, Đạo Hồi có khoảng 52.000 người.

Ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Hoa phổ thông, ngoài ra còn có tiếng Đài Loan, Hakka và ngôn ngữ người bản địa.

Tiền Đài Loan được gọi là tiền Đài tệ(NT$),  gồm có tiền giấy và tiền kim loại:

  • Tiền giấy Đài tệ có các mệnh giá 50 yuan, 100 yuan, 500 yuan, 1.000 yuan, và 2.000 yuan.
  • Tiền kim loại Đài tệ có các mệnh giá: 1, 5. 10, 20, 50 yuan và 5 jiao.

Hiện nay, tỷ giá quy đổi giữa Đài tệ và Việt Nam đồng: 1NT$ = 650 VNĐ

4. Kinh tế

Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa.

gioi-thieu-ve-dat-nuoc-dai-loan

Đất nước Đài Loan

5. Văn hóa Đài Loan

Phong tục tập quán: Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến.Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị. Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách.

Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và hay ăn trầu.

Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí….

Phong cách giao tiếp khi làm việc: Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp nhặt lẫn nhau. Trong công việc, người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:

  • Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;
  • Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.
  • Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.
  • Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác.
  • Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí….

gioi-thieu-ve-dat-nuoc-dai-loan

Đất nước Đài Loan

6. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc

 Hệ thống giao thông ở Đài Loan rất phát triển , đi lại thuận tiện. Sân bay quốc tế ở địa phận tỉnh Đào Viên và Cao Hùng, ngoài ra còn các sân bay nội địa. Đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh nối liền với nhau. Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt rất phát triển, tại thành phố Đài Bắc và Cao Hùng có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Mọi người đều tuân thủ luật lệ giao thông.

 Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, việc liên lạc bằng điện thoại, fax, email cả nội địa và ra ngoài Đài Loan dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng bằng cách mua thẻ gọi điện thoại.

7. Nền giáo dục

Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những nền giáo dục chất lượng cao của châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt. Hiện Đài Loan có 121 trường ĐH và CĐ, bao gồm các trường công và hệ thống trường tư.

Tiểu học và trung học cơ sở

Ở Đài Loan hệ thống giáo dục bắt buộc (9 năm) gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở.

Trung học phổ thông hoặc tương đương

Theo học chương trình phổ thông hoặc trường nghề nâng cao, cả 2 chương trình này đều mất 3 năm để hoàn thành.

Cao đẳng              

  • Cao đẳng 5 năm: Nhận học sinh tốt nghiệp cấp 2 và đưa ra những khóa học kéo dài 5 năm.
  • Cao đẳng 2 năm: Nhận học sinh tốt nghiệp trường nghề nâng cao hoặc tương đương và đưa ra những khóa học kéo dài 2 năm.

Hệ đào tạo 4 năm đại học hoặc chương trình giáo dục và kỹ thuật (4 năm)

Các chương trình đại học yêu cầu thời gian học là 4 năm. Tuy nhiên đối với những sinh viên không có khả năng hoàn thành tất cả những yêu cầu học trong khoảng thời gian qui định có thể sẽ được gia hạn thêm trong vòng 2 năm. Các chương trình đặc biệt như kiến trúc thì 5 năm, bác sĩ nha khoa 6 năm, y khoa thì yêu cầu 7 năm.

gioi-thieu-ve-dat-nuoc-dai-loan

Trường học ở Đài Loan

Sau đại học

Các chương trình sau đại học lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ yêu cầu 1-4 năm và 2-7 năm định sẵn. Đối với những sinh viên tham gia các khoá học sau đại học như là một phần của thực hành nghề có thể sẽ được gia hạn thêm về thời gian, nếu những sinh viên này chưa hoàn thành xong khoá học hoặc luận văn. Các trường hợp cụ thể sẽ phải tuân theo những qui định của từng trường đại học.

Giáo dục đặc biệt

Chỉ những trường được chỉ định mới được phép nhận học sinh, sinh viên bị khuyết tật về thể chất và tâm lý.

Giáo dục đặc biệt ở cấp mẫu giáo và tiểu học đòi hỏi ít nhất 6 năm, cấp 2 là 3 năm và ở cấp 3 và các trường đào tạo nghề nâng cao là 3 năm. Nếu không thì các lớp học đặc biệt sẽ chỉ được hoạt động như giáo dục thông thường bao gồm cấp tiểu học, cấp 2 và cấp 3. Ở cấp đại học và cao đẳng có các lớp học dành cho người mù và điếc.

CTy Du Học Hàn Quốc Emmanuel

Du Học Hàn Quốc Emmanuel nơi tư vấn Du Học, Chi Phí Du Học, làm sao để có Học bổng cho Du Học Sinh, Kinh nghiệm và lựa chọn trường phù hợp! Đào tạo Tiếng Hàn tại Hải Phòng mọi trình độ đáp ứng sự phát triển ngoại ngữ cho các bạn!

Video

Video: Học bảng chữ cái Tiếng Hàn -10 phụ âm cơ bản