Trong bài viết lần này, Du học Emmanuel sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn tất cả các loại visa Nhật. Với từng loại visa, chúng tôii sẽ giúp bạn hiểu visa đó phù hợp đối tượng nào, để làm gì nhé!
Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được miễn xét visa khi tới Nhật. Vì thế, bạn cần xin visa trước khi tới thăm xứ sở hoa anh đào xinh đẹp này. Có tất cả 27 loại visa được chính phủ Nhật Bản cung cấp. Tương ứng với mỗi loại visa sẽ là những thủ tục cũng như những hoạt động bạn được phép tham gia khi tới đất Nhật.
Hầu như trong mọi trường hợp xin visa, bạn sẽ cần có một tổ chức (công ty, đoàn thể…) bảo lãnh hoặc một người bảo lãnh cho bạn để bạn có thể xin visa đi Nhật. Với học sinh thì đó là trường học. Với người lao động thì là công ty.
Visa đi Nhật
Nhìn chung, 27 loại visa đi Nhật được phân chia vào 3 nhóm chính:
Một người chỉ được phép sở hữu 1 loại visa. Vì thế, nếu bạn đủ điều kiện xin nhiều loại visa khác nhau, hãy lựa chọn một loại visa đi Nhật phù hợp với mục đích sang Nhật của bạn nhất.
Với visa lao động, chính phủ Nhật chỉ cấp visa này cho những người có trình độ kiến thức hoặc trình độ chuyên môn cao. Điều kiện là bạn phải có bằng đại học và xin việc theo chuyên ngành đã học. Thường xin visa lao động có bằng cấp thì bạn sẽ xin visa đi Nhật diện kĩ sư.
Bạn sẽ không được cấp visa lao động nếu bạn muốn sang Nhật làm những việc chân tay hoặc ngành nghề đơn giản như thợ cắt tóc, thợ mat-xa, phục vụ bàn, nhân viên bán hàng, công nhân xây dựng…
Người có trình độ chuyên môn cao cấp hoặc là các chuyên gia, đã có thành tựu học thuật hoặc về kinh tế (thu nhập), sẽ được ưu tiên hơn với visa lao động riêng. Đây là những đối tượng sẽ đóng góp đáng kể cho kinh tế Nhật nên sẽ được đặc cách với visa lao động cho phép:
Vậy những ai thuộc diện này? Đó là những vị giáo sư tiến sĩ, nghệ sĩ (họa sĩ, nhà văn, ca sĩ diễn viên…), nhà báo, y sĩ, nhà nghiên cứu, vận động viên…
Visa đi Nhật
Đây là visa cấp cho những người sang Nhật với mục đích chính KHÔNG phải là làm việc. Vì thế, những người có visa dạng này có thể được đi làm nhưng sẽ là làm việc trong số giờ bị giới hạn.
Du học sinh, thực tập sinh, người phụ thuộc (vợ chồng, con cái), người sang Nhật theo các chương trình giao lưu văn hóa, khách du lịch… là những người sẽ được cấp visa đi Nhật dạng này.
Nếu bạn sang Nhật với mục đích du lịch hoặc là đi công tác ngắn hạn thì sẽ dùng visa phổ thông. Visa này cho phép bạn lưu trú tại Nhật tối đa 90 ngày. Bạn sẽ phải luôn luôn mang theo visa bên mình khi đi chơi/công tác tại Nhật.
Nếu bạn sang Nhật học thì bạn chỉ được phép làm việc tối đa 28h/tuần. Bạn cần có sự cho phép từ phía cục nhập cảnh để được đi làm thêm. Visa cho đối tượng du học sinh có thời hạn từ 3 tháng tới 4 năm hoặc hơn.
Sang Nhật với mục đích thực tập sinh một ngành nghề nào đó thì bạn sẽ được cấp visa và ở lại Nhật tối đa 5 năm. Đương nhiên, sau khi chương trình thực tập kết thúc bạn bắt buộc phải quay về nước và làm việc liên quan tới chương trình, chuyên môn đã được rèn luyện tại Nhật.
Lưu ý là nếu trước đây bạn đã từng đi Nhật, dù là đi du lịch hay đi với bất kì lí do gì, thì bạn sẽ không được chấp nhận sang Nhật làm thực tập sinh nữa.
Vợ/chồng hay con của những người có visa lao động tại Nhật được gọi là người phụ thuộc. Đối tượng này sẽ được cấp visa phổ thông để sang Nhật. Bố mẹ, hôn thê, con riêng của vợ/chồng (nếu chưa được công nhận là con về mặt pháp lý) hay họ hàng không được tính là người phụ thuộc.
Nếu bạn là học sinh/sinh viên, nghiên cứu sinh, người có visa lao động… bạn được phép làm thủ tục xin đưa người phụ thuộc sang Nhật SAU KHI bạn tới Nhật. Người phụ thuộc không được phép đi làm có thu nhập tại Nhật mà phải xin phép cục nhập cảnh để làm part-time (không quá 28h/tuần). Còn lại họ sẽ sống bằng nguồn thu nhập của bạn – người đưa họ sang Nhật sống cùng.
Visa tại Nhật
Đây là loại visa cấp cho những người nước ngoài được người Nhật bản địa mời/bảo lãnh sang Nhật. Để được cấp visa này, bạn phải là vợ/chồng hoặc con đẻ (con nuôi thì phải được pháp luật công nhận trên giấy tờ) của người mang quốc tịch Nhật. Hoặc, bạn là vợ/chồng/con của người đã có visa vĩnh trú tại Nhật.
Với visa này, bạn có thể tùy ý tìm việc làm và làm việc tại Nhật. Visa này có kì hạn từ 6 tháng đến 5 năm hoặc hơn.
Người tị nạn là những người bị đàn áp về chính trị, tôn giáo, chủng tộc và không có sự bảo hộ của chính quyền tại quốc gia mình sinh sống. Đất nước có chiến tranh và bạn di cư sang Nhật cũng không được coi là tị nạn.
Thời gian xét duyệt visa này khá lâu và thường người ta lợi dụng điều này để ở lại Nhật. Tuy nhiên chính phủ Nhật đang ngày càng siết chặt cơ chế xét duyệt visa tị nạn cho người nước ngoài. Hơn nữa, trong quá trình xét duyệt bạn không được phép làm việc. Và dù có khả năng được cấp visa này, bạn cũng rất khó tìm được việc làm tại Nhật do các công ty không ưu tiên những người tị nạn vào làm.
Nếu bạn muốn đi Nhật làm việc hay muốn ở lại Nhật lâu hơn thì xin visa tị nạn là một ý tưởng tồi đấy. Hãy xem xét xin các loại visa khác.
Đây là visa cấp cho những người có nhu cầu sang Nhật để khám chữa bệnh tại Nhật. Tuy nhiên với visa này bạn cũng chỉ có thể ở lại Nhật tối đa 6 tháng. Điều này tùy thuộc vào yêu cầu điều trị. Đương nhiên, với mục đích sang Nhật chữa trị thì bạn cũng không được phép tham gia lao động kiếm tiền tại Nhật Bản.