Bạn có đang mong muốn vươn đến thành công cùng với ước mơ du học Canada. Vậy bạn đã biết gì về những quy định về việc làm thêm cho du học sinh Canada hay chưa? Chúng tôi tin rằng đây là vấn đề mà tất cả các bạn sinh viên tham gia du học Canada đều quan tâm.
Đã không còn xa lạ khi du học sinh đều quan tâm đến vấn đề làm thêm khi đi du học. Vì đây là phương cách mà các sinh viên chọn để kiếm thêm tài chính góp phần giảm thiểu đi áp lực tài chính cho gia đình trong quá trình học tập. Bởi học phí tại Canada trung bình 12.000 CAD - 30.000 CAD/năm, nếu sinh viên không được đi làm thêm và phải nhờ hoàn toàn chi phí của gia đình thì đây thật sự là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình người Việt.
Chính vì xác định được nhu cầu của tất cả du học sinh về vấn đề làm thêm nên chính phủ Canada đã nghĩ đến việc tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm ngoài giờ học. Có thể khẳng định, chính sách cho phép sinh viên quốc tế vừa học vừa làm của Canada cởi mở bậc nhất hiện nay và là một trong những lợi thế chính nổi bật cho sinh viên. Ngoài lợi ích có thể kiếm thêm thu nhập hỗ trợ chi tiêu cá nhân thì thông qua quá trình làm thêm sinh viên được học hỏi rất nhiều những kinh nghiệm thực tế, nâng cao khả năng ngôn ngữ và có thêm được các mối quan hệ xã hội có thể mở ra những cơ hội việc làm sau này.
Đối với Canada đã có chính sách vô cùng cởi mở với sinh viên du học về vấn đề làm thêm nên Canada đàng thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến đất nước này theo học tại các trường. Sinh viên dù là học ở trường cao đẳng hay đại học, công lập hay tư thục đều có thể làm thêm trong và ngoài trường 20 giờ/tuần trong niên
học và toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Thậm chí, các bạn không cần phải xin giấy phép làm việc (work permit).
Làm thêm là cách du học sinh Canada kiếm thêm tiền, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng các mối quan hệ mới
Làm thêm ngoài trường
Sinh viên du học có thể làm việc ngoài khuôn viên trường khi có giấy phép du học còn giá trị có thể xin giấy phép làm việc (work permit) đồng thời bạn cũng phải thỏa mãn một số các yêu cầu khi đó bạn có thể ra ngoài khuôn viên trường tìm một công việc phù hợp với mình.
Giấy phép học tập (study permit) còn giá trị.
Bạn đang theo học tại một cơ sở đào tạo sau trung học được cơ quan quản lý giáo dục công nhận với chương trình toàn thời gian
Bạn đang tham gia chương trình đào tạo chuyên môn, chương trình nghề có thời gian học tập ít nhất 6 tháng.
Ban đã bắt đầu một khóa học và đảm bảo việc làm thêm không ảnh hưởng tới quá trình học tập.
Có số an sinh xã hội Social Insurance Number (SIN) (hiểu nôm na nó như mã số thuế, khi bạn làm bất cứ công việc gì hợp pháp, nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn cung cấp cho họ số này. Một số người được cấp giấy phép lao động và số SIN ngay tại sân bay trong trường hợp khóa học có thực tập. Các bạn khác thì phải xin số SIN sau khi nhập cảnh).
Không phải sinh viên quốc tế nào cũng được đi làm thêm ngoài trường
+Một số đối tượng bị giới hạn gồm: sinh viên theo học chương trình tiếng Anh như Ngôn ngữ thứ Hai (ESL) hoặc tiếng Pháp như Ngôn ngữ thứ Hai (FSL);
+Các bạn tham gia khóa học khái quát ngắn hạn dưới 6 tháng
+Những người học tập theo chương trình trao đổi sinh viên tại một cơ sở đào tạo được chỉ định.
Làm thêm trong trường
Sinh viên có thể làm thêm ngay trong trường đại học mà không cần có giấy phép làm việc. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo
+Sở hữu giấy phép học tập còn giá trị.
+Có số an sinh xã hội (SIN).
+Đã đăng ký chương trình học toàn thời gian sau trung học tại: một trường đại học/cao đẳng công lập hay trường đào tạo chương trình CEGEP ở Quebéc; hoặc một trường cao đẳng tư thục hoạt động theo những nguyên tắc như trường công lập và nhận ít nhất 50% trợ cấp từ chính phủ.
Những nhà cung cấp việc làm trong khu học xá thường là trường học, tổ chức sinh viên, các doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ cho trường... Các công việc thường là trợ giảng, phục vụ căn-tin, hỗ trợ công tác thư viện…
Làm việc trong chương trình vừa học vừa làm (co-op)
Đây là một chương trình đặc biệt mà không phải trường nào hay ngành nào cũng có. Chương trình này chỉ dành cho sinh viên đăng ký chương trình học co-op. Những công việc được định nghĩa là cần thiết cho chương trình học khi nó giúp sinh viên tích lũy tín chỉ học thuật bắt buộc để đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Thông thường chương trình làm việc co-op không chiếm hơn một nửa chương trình học. Để xin giấy phép làm việc co-op, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
+Sở hữu giấy phép học tập còn giá trị.
+Theo học chương trình học co-op, vừa học vừa làm để có được các tín chỉ học thuật bắt buộc.
+Có thư từ cơ sở giáo dục nơi sinh viên theo học đề nghị bố trí công việc và xác nhận rằng vị trí công việc là cần thiết cho chương trình nghiên cứu.
Bất kể công việc co-op có trả lương hay không, sinh viên vẫn cần phải có giấy phép làm việc co-op. Đây là loại giấy phép lao động khép kín, nghĩa là nó chỉ được sử dụng cho một công việc, với một nhà cung cấp việc làm trong khoảng thời gian cụ thể.
Việc xin giấy phép lao động co-op có thể thực hiện cùng lúc với xin giấy phép du học hoặc sau khi sinh viên quốc tế có các giấy tờ cần thiết nêu trên. Tuy nhiên, do mất thời gian chờ xử lý hồ sơ, sinh viên thường phải sắp xếp xin giấy phép làm việc co-op sớm để kịp bắt đầu công việc chính thức. Với giấy phép này, người sở hữu có thể làm việc toàn thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
Ngoài ra, các bạn có thể đồng thời sử dụng giấy phép lao động co-op và giấy phép làm việc tiêu chuẩn được cấp cho người có giấy phép du học Canada
Trên đây là những quy định về việc làm thêm cho du học sinh tại Canada mà chúng tôi cung cấp đến bạn, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến du học Hàn Quốc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể liên lạc với chúng tôi tại Hotline 096.192.9998 để được tư vấn tức thì bạn nhé !